(BIÊN CƯƠNG 'BLOG) Tý thân yêu!
Thầy biết rằng giờ này em đang băn khoăn ghê gớm là sẽ làm gì vào ngày 20 - 11. Em muốn tới thăm nhà thầy nhưng không biết nói thế nào...Em muốn tặng thầy một món quà nhưng em có ít tiền... Bao nhiêu là cân nhắc ngổn ngang.
Sở dĩ thầy hiểu điều đó vì thầy cũng đã trải qua tất cả những tâm trạng ấy khi còn đi học. Suốt ngày 19 và 20, từng tốp trẻ em lùng sục ngoài phố, mò vào các cửa hàng lưu niệm, mua không biết bao nhiêu những bưu thiếp, những đồ vật xinh xắn, nho nhỏ giống hệt nhau nhưng ai cũng tưởng rằng mình đặc biệt.
Tuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
Với tất cả lòng thành thật của mình, thầy có thể nói món quà quý nhất mà em mang lại cho thầy chính là khi em trở thành một con người tốt, sau khi học ở trường ra. Chắc Tý nghĩ câu này cũng không có gì đặc biệt, nhưng đã tới nhấn mạnh chẳng phải vậy đâu em ạ.
Tý thương yêu!
Ngay từ khi sinh ra hình như mọi thứ để em trở thành người tốt đã sẵn sàng: Đó là ở nhà thì nghe lời cha mẹ, tới trường thì nghe lời thầy cô. Lớn hơn chút nữa em biết ra đường phải nghe theo luật giao thông, ăn uống phái chấp hành luật vệ sinh, cư xử phải để ý tới thái độ của bạn bè, tuy không viết ra nhưng cũng coi như luật.
Rồi lớn lên thêm nữa, ra trường muốn thành bác sĩ em có quy định của Bộ Y tế, nếu là phóng viên em có luật báo chí, là nhà văn em có luật xuất bán, là đạo diễn em có luật điện ảnh... Thậm chí nếu không may, chả là gì hàng ngày em cũng phải tuân theo quy định gửi xe, quy định về vệ sinh dịch tễ hay phòng chống cháy nổ... và cụ thể nhất, khi đang học trong trướng của thầy, Tý thân yêu, em đang phải tuân theo nội quy vào lớp, nội quy làm bài kiểm tra, nội quy ngồi trong phòng học, nội quy mặc đồng phục của trường...
Tóm lại, Tý ơi, khi bước vào cuộc đời, em cũng bước vào hàng ngàn, hàng vạn các quy tắc mà xã hội đã soạn thảo sẵn, nhà trướng đã soạn thảo sẵn và thầy đã soạn thảo sẵn. Thầy cũng nói ngay rằng phần lớn các quy định đó rất hay, rất chính xác và rất hay thay đối, khiến suốt cả cuộc đời, em luôn luôn có dịp điều chỉnh mình.
Ngày 20 -11 là ngày của thầy cô. Sớ dĩ được gọi là thầy cô, vì những người đó đã chỉ bảo cho em một cách sống có giá trị.
Với tư cách người thầy mấy chục năm đứng trên bục giảng, thầy muốn nói với em điều này: Nếu chỉ biết, chỉ tuân thủ và chỉ sống theo tất cả các quy định thì em sẽ không bao giờ trở thành một con người đúng nghĩa!
Bởi vì các nguyên tắc, dù rất hoàn hảo, cũng chỉ cố gắng khiến em thích hợp với một số đông. Đặc biệt là nền giáo dục ở ta, luôn luôn đề cao vai trò của tập thể, của những người xung quanh và luôn nhắc nhở mọi người coi cái chung là quan trọng nhất.
Cho nên ngay từ thơ ấu, em luôn luôn được hiểu phải đặt mình dưới tập thể, em luôn luôn được khuyên khó khăn gì cũng tìm sức mạnh ở tập thể và nếu phải lựa chọn giữa suy nghĩ của em và suy nghĩ của đám đông thì em hãy bỏ qua mình.
Một triết lý giáo dục như thế không phải sai. Nó có nguyên nhân và hoàn cảnh của nó. Giáo dục, Tý ạ, đó là một khoa học, được hình thành trong sự phát triển của đời sống chúng ta. Đã bao năm nay chúng ta hiểu rằng chi có dựa vào nhau, tạo thành một khối liên kết, chúng ta mới đủ sức mạnh để chiến thắng trong nhiều lĩnh vực.
Quan niệm ấy hoàn toàn đúng, nhưng theo thầy nghĩ, vào đầu thế kỷ XXI này, có lẽ nhiều người đã hơi lạm dụng nó.
Tý ơi, em nên biết rằng dù có hằng trăm tỷ cá nhân sẽ và còn sinh ra trên trái đất, thì điều kỳ diệu nhất chính lại ở chỗ không người nào giống người nào.
Trò Tý của thầy là duy nhất, trò Tèo của thầy là duy nhất và trò Ngọc Bích, trò Ngọc Ngà của thầy nếu có, cũng là duy nhất:
Và xu hướng hôm nay là xu hướng đề cao, tôn trọng và phát huy những cái duy nhất đó. Một con người cũng có một địa chỉ email, một con người cũng có thể lập một trang website và một con người cũng có thể nói bằng máy tính cho cả thề giới cùng nghe.
Đã đến lúc, Tý thân, em nên được học hoặc tự học một môn vô cùng quan trọng là môn tôn trọng bản thân mình. Em phải biết quý những gì của riêng em, em phải biết làm những gì của riêng em, và em phái thấy đúng những cái đúng của riêng em.
Theo thầy, một xã hội phát triển là một xã hội mà mỗi cá nhân của nó cùng có nhiều sức mạnh khác nhau và tất cả các luật lệ, các quy tắc tiến bộ đều nên hướng tới mục tiêu làm cho mỗi cá nhân có cơ hội và có ý chí muốn nổi bật lên, chớ không phải ngược lại.
Được như thế, Tý thân yêu, ngay từ bây giờ, ngay từ phút này, chúng ta phải hành động bằng những chuyện nhỏ nhất. Chúng ta cần tôn trọng trẻ con, đặt chúng vào những môi trường độc lập, dạy cho chúng tự tìm ra quyết định chứ không phải chỉ chấp hành quyết định.
Chúng ta phải coi sự riêng tư của mỗi học sinh cũng thiêng liêng và đáng trân trọng như nhiều sự khác.
Đất nước Việt Nam của thầy và của Tý sẽ không bao giờ phát triển nếu những trẻ em của nó thiếu tự tin, nếu những học trò chỉ coi mình là một phần chứ không phải là một nhân tố hoàn chỉnh của xã hội, ngay từ rất sớm.
Nếu có thể nói với các em một điều gì, thì thầy chỉ muốn nhắc rằng đám đông cũng có thể cô độc và các điểm mười cho sự giống nhau cũng chính là điểm một cho sự sáng tạo. Em sẽ không khi nào trở thành một công dân xuất sắc nếu không tự tạo cho mình một phong cách độc lập, độc lập đến nỗi là duy nhất trong cuộc đời này.
Tý ơi, thầy không dạy em học, mà dạy cho em cách học, thầy không dạy em sống mà dạy cho em để sự sống không bị kìm hãm, không món quà nào tốt đẹp cho thầy bằng việc em lớn lên và trở thành một con người mạnh mẽ, có niềm kiêu hãnh về bản thân một cách đầy đủ và tự hào.
0 comments:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết tại blog của mình.
Nếu cảm thấy blog có nhiều bài hữu ích , các bạn hãy Bookmark(nhấn Ctrl_D) hoặc Đăng kí nhận tin qua RSS site mình để không bỏ qua các bài viết tiếp theo của mình. Chúc các bạn vui vẻ !