BIÊN CƯƠNG 'BLOG--Nếu đang gặp
vấn đề trên Windows 10, bạn có thể thử để làm mới, thiết
lập lại, hoặc khôi phục lại nó. System Restore là cách để hoàn tác các
thay đổi hệ thống bằng cách sử dụng điểm khôi phục để trở lại tập tin hệ thống
và các thiết lập của bạn ở một điểm trước đó với bản hệ thống ổn định
nhất. Khôi phục hệ thống sử dụng một tính năng được gọi là bảo vệ
hệ thống mà nó thường xuyên được tạo ra và lưu các thông tin về trình
điều khiển của máy tính, các chương trình, registry, file
hệ thống và cài đặt khác. Trong bài viết này blog thủ thuật sẽ hướng dẫn các bạn cách khôi
phục lại hệ thống bằng “System Restore” trên Windows 10.
Cách phục hồi hệ thống “System Restore” trên windows
10
Phương pháp 1: Phục hồi hệ thống từ Boot windows 10
Đầu tiên bạn
hãy truy cập vào khởi động chế độ Startup Options trong Windows 10
Sau đó Kích
chọn “Troubleshoot“
Kích chọn
tiếp “Advanced options“
Kích chọn
thuộc tính “System Restore“
Chọn tài
khoản quản trị (Administrator – Nếu được nhắc)
Nhập mật
khẩu cho tài khoản quản trị > Nhấn Continue
Cửa sổ
“System Restore” xuất hiện > Nhấn Next
Kích chọn “Choose
a different restore point” trên cửa sổ > Nhấn Next
Một danh sách
các điểm phục hồi đã tạo từ trước hiện ra
Nhấn nút “Scan
for affected programs” – Hệ thống sẽ quét các và liệt kê các cài đặt
bị ảnh hưởng
Một danh sách
các vấn đề liên quan hiện ra > Nhấn Close
Khi bạn đã chắc
chắn muốn khôi phục lại hệ thống > Kích chọn một điểm phục hồi > Nhấn
Next
Sau đó kích
chọn Finish để bắt đầu khôi phục hệ thống
Kích chọn Yes để xác nhận quá trình khôi phục hệ
thống (Đây là bước cuối cùng để bạn có thể hủy bỏ “System Restore”
Máy tính sẽ
khởi động lại và thực hiện quá trình “System Restore”
Khi khôi phục
hệ thống thành công > Kích chọn Restart
Khi đăng nhập
lại hệ thống của bạn hộp thoại “System Restore” xuất hiện với thông báo đã
khôi phục hệ thống thành công > Nhấn Close để đóng.
Phương pháp 2: Phục hồi hệ thống từ windows 10
Để dùng
phương pháp này đòi hỏi bạn phải vào được hệ điều hành windows
10 – Nếu bạn vào không được windows hãy dùng phương pháp số 1.
Đầu tiên hãy
vào Control Panel của windows 10 – Nếu chưa biết hãy đọc hướng dẫn cách mở Control Panel
trong windows 10
Kích chọn “Recovery”
> Kích chọn tiếp “Open System Restore“
hoặc bạn có
thể kích chọn trực tiếp vào “Configure System Restore“
Hoặc sau khi
vào Control Panel > Kích chọn System > Kích chọn System
protection
Cửa sổ System
Properties xuất hiện > Kích chọn Tab System Protection > Kích
chọn “System Restore…”
Đến đây quá
trình thực hiện phục hồi hệ thống giống như phương pháp số 1.
Cửa sổ “System Restore” xuất hiện > Nhấn Next
Kích chọn “Choose
a different restore point” trên cửa sổ > Nhấn Next
Một danh sách
các điểm phục hồi đã tạo từ trước hiện ra
Nhấn nút “Scan
for affected programs” – Hệ thống sẽ quét các và liệt kê các cài đặt
bị ảnh hưởng
Một danh sách
các vấn đề liên quan hiện ra > Nhấn Close
Khi bạn đã
chắc chắn muốn khôi phục lại hệ thống > Kích chọn một điểm phục
hồi > Nhấn Next
Sau đó kích
chọn Finish để bắt đầu khôi phục hệ thống
Kích chọn Yes
để xác nhận quá trình khôi phục hệ thống (Đây là bước cuối cùng để bạn có thể
hủy bỏ “System Restore”
Máy tính sẽ
khởi động lại và thực hiện quá trình “System Restore”
Khi đăng nhập
lại hệ thống của bạn hộp thoại “System Restore” xuất hiện với thông báo đã
khôi phục hệ thống thành công > Nhấn Close để đóng.
Vậy là quá
trình phục hồi hệ thống đã thành công rồi đấy!
Cuối cùng không có gì hơn nếu bạn cảm thấy bài viết có
ích hãy subscribe
blog của
mình thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất qua Email – Chân thành
cảm ơn!
0 comments:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết tại blog của mình.
Nếu cảm thấy blog có nhiều bài hữu ích , các bạn hãy Bookmark(nhấn Ctrl_D) hoặc Đăng kí nhận tin qua RSS site mình để không bỏ qua các bài viết tiếp theo của mình. Chúc các bạn vui vẻ !