“Ngôi sao vĩ đại châu Phi”, “Núi ánh sáng Koh-I-Noor”, “Đại cúc”, “Régent”, “Taylor-Burton”… là tên gọi của những viên kim cương đẹp bậc nhất thế giới. Cùng với sự quý giá, những viên kim cương này thường gắn liền với những truyền thuyết thần bí,những vụ án ly kỳ...
Sancy – “chứng nhân” lịch sử Pháp
Nếu điểm lại tiểu sử của viên kim cương Sancy, người ta có thể thấy lịch sử của nước Pháp. Đầu tiên, nó là vật sở hữu của Charlesle Télémaire (người này đã đánh mất nó trong một trận đại bại trước quân đội Thụy Sĩ vào năm 1476).
Một thế kỷ sau, viên kim cương này xuất hiện trở lại trong tay một lãnh chúa vùng Sancy, người từng là sứ thần của Pháp tại Constantinople.
Sau đó vị sứ thần này đã dùng nó như một vật chứng giúp Vua Henri Đệ ngũ (Pháp) lên ngôi, trước khi bán nó cho Vua Jacques Đệ nhất của nước Anh.
Vị vua này sau đó đã để bọn trộm lấy mất Sancy. Rồi Sancy tái xuất hiện với tư cách là vật thế chấp để lấy tiền cung cấp cho quân đội cách mạng Pháp. Sau khi cách mạng Pháp thắng lợi, Sancy lại du ngoạn sang Anh cùng các tử tước dòng họ Astor trước khi được Viện bảo tàng Louvre, Pháp mua lại.
Blue Hope và những tai họa bí ẩn
Tương truyền, viên kim cương màu xanh đậm này bị đánh cắp từ một tượng thần Ấn Độ cách đây 300 năm và thường gây tai họa cho những ai sở hữu
.Theo sử sách, Blue Hope được nhà lữ hành Jean-Baptise Tavernier mua lại từ một tay chợ đen.
Sau đó, nó trở thành vật sở hữu của Vua nước Pháp Louis XIV. Vị vua này đã ngã bệnh và băng hà khi mang viên đá quý này.
Trước khi chết, Louis XIV đã kịp trao tặng nó cho Hoàng hậu Marie-Antoinette, người này không lâu sau đó bị chém đầu và Blue Hope cũng mất dạng luôn.
Một thời gian sau, người ta thấy nó xuất hiện trong gia đình huân tước Hope ở Anh. Tất cả những thành viên trong dòng họ Hope được thừa hưởng viên kim cương lừng danh này lần lượt đột tử rất bi thảm.
Rồi chẳng biết sao, viên đá này lại lọt vào tay công chúa nước Nga, sau, công chúa Nga cho một người bạn là nữ diễn viên ở Paris mượn. Cô diễn viên này đã bị ám sát ngay khi đang đóng phim.
Cuối cùng Blue Hope rơi vào tay gia đình McLean, người Mỹ. Do biết rõ lai lịch của viên kim cương này, gia đình McLean đã mời thầy về “trừ tà” cho nó nhưng điều đó cũng không cứu được cảnh chủ gia đình McLean bị điên và đứa con trai bị thiệt mạng...
Sau nhiều bước đường thăng trầm, Blue Hope đã bị xẻ ra
làm đôi và hiện một nửa đang được lưu giữ tại Viện Smithsonia ở Washington (Mỹ).
Régent và hành trình ly kỳ
Viên kim cương Régent với màu xanh da trời, được phát hiện tại Ấn Độ rồi bị một người nô lệ đánh cắp trong một cuộc nổi dậy.
Để giấu viên kim cương này, người nô lệ kia đã nhét vào dây băng quấn vết thương trên cánh tay.
Sau đó không hiểu sao Régent lại lọt vào kho báu của Nga hoàng. Song cũng chẳng được lâu, một kẻ trộm tinh quái đã đóng giả lính canh kho báu và đánh cắp viên đá quý này.
Sau một thời gian dài biệt tích, cuối cùng người ta tìm thấy nó được chôn dưới quảng trường Champs Élysée (Pháp).
Vào thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, người ta đã di dời khẩn cấp viên đá quý này từ Louvre tới cất giấu trong lâu đài Chambord. Tại đây, Régent trải qua những năm tháng đen tối nhất: bị chôn vùi bí mật dưới lớp thạch cao của lớp đá lát nền một lò sưởi trong lâu đài Chambord. Hiện viên Régent được trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Pháp.
Cullinan – viên kim cương không đối thủ
Được phát hiện ngày 26-1-1905 tại mỏ khai thác của Tập đoàn kim cương Thomas Cullinan (ở Transvaal, tiếp gi
áp thành phố Pretoria, miền Nam châu Phi), viên kim cương Cullinan cho tới
nay vẫn chưa tìm được đối thủ cạnh tranh về kích cỡ ban đầu. Với trọng lượng 621gr (tương đương 3.106 cara), chiều dài 11cm, Cullinan là viên kim cương không màu lớn nhất từ trước đến nay.
Chính phủ nước Cộng hòa Transvaal (nay là một tỉnh thuộc Nam Phi) lo sợ bọn trộm sẽ bày mưu để chiếm đoạt viên Cullinan nên năm 1907 đã dâng tặng cho Vua nước Anh Édouard Đệ thất nhân dịp sinh nhật.
Để chuyển một viên đá quý như vậy từ Transvaal sang Anh mà không gặp phải nạn cướp biển, vị cố vấn của Vua Édouard Đệ thất đã bày kế đánh lạc hướng.
Viên kim cương Cullinan được đóng gói bình thường và gửi theo đường bưu điện tới một địa chỉ bí mật ở Anh, trong khi đó, người của chính quyền Transvaal khuân một chiếc hòm nạm chì có dán dấu niêm phong quốc gia lên một chiến thuyền của Hoàng gia Anh đậu sẵn ngoài khơi Transvaal.
Kế hoạch thành công mỹ mãn, Vua Édouard Đệ thất trở thành người sở hữu viên kim chcương quý giá nhất thế giới.
Sau, để “phân tán” lòng tham của bọn trộm, ngày 10-2-1908, nhà cắt đá quý nổi tiếng thế giới là Joseph Assecher đã cắt thành công viên Cullinan thành nhiều viên kim cương nhỏ, trong đó viên lớn nhất là Cullinan I (về sau được đặt tên là Ngôi sao vĩ đại châu Phi) nặng 530 cara và viên Cullinan II (sau được đổi tên thành Vì sao Lesser châu Phi) nặng 317 cara cùng 96 viên kim cương nhỏ khác. Hiện một phần của viên kim cương Cullinan được trưng bày tại Tòa tháp thành Luân Đôn, Anh.
Guinnes về kim cương
- Viên kim cương lớn nhất thế giới (đã qua cắt gọt): Golden Jubilée (545 cara).
- Viên kim cương đứng đầu thế giới về chất lượng và hình dáng: Núi ánh sáng Koh-I-Noor (600 cara).
- Những viên kim cương đứng đầu thế giới về màu sắc: Hortensia (hồng đào), Blue Hope (xanh da trời), Kahn Canary (vàng đậm), Dresden Green (xanh vỏ táo, ảnh), Đại cúc (ánh vàng), Kimberly (vàng nhạt) và đặc biệt viên Darya-I-Nur (hồng lung linh).
- Viên kim cương tinh khiết nhất thế giới: Régent.
0 comments:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết tại blog của mình.
Nếu cảm thấy blog có nhiều bài hữu ích , các bạn hãy Bookmark(nhấn Ctrl_D) hoặc Đăng kí nhận tin qua RSS site mình để không bỏ qua các bài viết tiếp theo của mình. Chúc các bạn vui vẻ !